Siêu máy tính Summit tham gia cuộc đua tìm phương thuốc chữa trị virus Covid-19.

Cuộc chiến chống lại Covid-19

Trong nỗ lực xác định nguồn gốc và cấu trúc virus SARS-CoV-2, mong muốn đạt được một đột phá khoa học/y tế nào đó khi cuộc chiến chống Covid-19 bước sang giai đoạn mới, ta chứng kiến siêu máy tính Summit thể hiện sức mạnh tính toán kinh hoàng của mình.

Tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, nơi đặt siêu máy tính mạnh nhất thế giới này, các nhà nghiên cứu sử dụng Summit để phân tích dữ liệu về tất cả loại thuốc mà ta có, xem thứ gì có thể ngăn được virus SARS-CoV-2 lây lan. Công việc nghiên cứu vẫn đang diễn ra, và với sự giúp sức của Summit, chặng đường sẽ ngắn lại nhiều.

Các nhà khoa học đã có thể dựng lên mô hình giả lập, đưa ra kết quả mà họ cho rằng sẽ rất hữu hiệu trong những thử nghiệm thuốc sắp tới. 

Để chống lại đại dịch Covid-19, các nhà khoa học tận dụng sức mạnh tính toán kinh hoàng của siêu máy tính mạnh nhất thế giới - Ảnh 1.

Summit là cỗ siêu máy tính mạnh nhất thế giới, ta cần nó để nhanh chóng tìm ra được những kết quả mong đợi”, Jeremy Smith nói. Ông là chủ tịch Đại học Tennessee, giám đốc Trung tâm Lý Sinh Nguyên tử và cũng là chuyên gia tới từ IBM và NVIDIA, mới có phát biểu liên quan tới dự án đang trên.

Năm 2014, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ hợp tác với IBM, NVIDIA và Mellanox trong một hợp đồng trị giá nhiều trăm triệu USD, mong muốn dựng thành công siêu máy tính Summit – chuyên thực hiện những nghiên cứu khoa học liên quan tới cuộc sống thường ngày, song hành với nó là siêu máy tính Sierra được dùng trong giả lập vũ khí hạt nhân. Theo công bố của Oak Ridge, đây là lần đầu tiên Summit được dùng vào việc nghiên cứu cách thức chống đại dịch và các vấn đề sức khỏe toàn cầu.

Để chống lại đại dịch Covid-19, các nhà khoa học tận dụng sức mạnh tính toán kinh hoàng của siêu máy tính mạnh nhất thế giới - Ảnh 2.

Nếu bạn chưa rõ, thì đây là sức mạnh tính toán của Summit: nếu mỗi người trên Trái Đất thực hiện 1 phép tính/giây, ta sẽ phải tính liên tục trong 305 ngày để bằng được số phép tính Summit thực hiện trong 1 giây. Tận dụng sức mạnh tính toán khủng khiếp, đội ngũ nghiên cứu dựng lên mô hình giả lập dựa trên 8.000 loại thuốc ta đang có, tìm ra loại dược phẩm giúp ta kiềm chế được SARS-CoV-2.

Theo lời chủ tịch Smith, nếu không nhờ Summit, thì công tác tìm thuốc này có thể mất tới vài tháng, thay vì vài ngày như hiện tại. Các nhà khoa học không thể chắc chắn rằng Summit sẽ tìm ra được lời giải cho đại dịch Covid-19, nhưng dù hiện vẫn chưa có đột phá gì, việc kết hợp sức mạnh máy tính và thí nghiệm có thể cho ta giải pháp trong các vấn đề tương lai.

Trong khi tôi trả lời phỏng vấn đây, các phép tính vẫn liên tục chạy, và chúng tôi liên tục cải thiện khả năng dự đoán của cỗ máy. Chúng tôi vẫn sẽ cho máy vận hành liên tục”, chủ tịch Smith nói.

Cập nhật tình hình Covid -19 Thế giới

Dịch COVID-19 ngày 18-3: Ý thêm 345 ca tử vong, Mỹ chạm mốc 100, dịch lan toàn châu Âu - Ảnh 1.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

* Bản tin cập nhật lúc 10h ngày 18-3

Hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil vừa cho biết ông âm tính với virus corona chủng mới sau khi được xét nghiệm lần hai. Trước đó, trong lần xét nghiệm đầu tiên, nhiều tờ báo địa phương và phương Tây cho biết ông dương tính, nhưng vị tổng thống này đã lên Facebook khẳng định là kết quả âm tính.

Trong một diễn biến liên quan, chính phủ Brazil cho biết họ sẽ yêu cầu quốc hội nước này cho phép tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đẩy nhanh các biện pháp đối phó COVID-19. Đến nay Brazil ghi nhận 291 ca bệnh COVID-19.

* Ngày 17-3 (giờ địa phương), Tổng thống Ivan Duque của Colombia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này tăng cường các biện pháp ngăn lây lan COVID-19, gồm việc ra lệnh người già ở lại trong nhà. Đến nay có 75 ca bệnh COVID-19 ở quốc gia Nam Mỹ này.

* Ngày 18-3, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp an ninh sinh học con người” liên quan dịch COVID-19 và khuyên công dân Úc bỏ tất cả chuyến đi nước ngoài để ngăn lây lan dịch.

Ý hơn 30.000 ca nhiễm, châu Âu cấm nhập cảnh 30 ngày

Theo Hãng tin Reuters, đến cuối ngày 17-3 Ý đã ghi nhận thêm 3.526 ca COVID-19 so với ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này lên 31.505 ca. Số ca hồi phục là 2.941 người, tăng 192 ca so với ngày trước đó.

Vùng tâm dịch Lombardy ghi nhận thêm 1.571 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của vùng lên 16.220 ca với 1.640 ca tử vong.

Thụy Sĩ ngày 17-3 cũng đã khuyến cáo người dân ở yên trong nhà trong bối cảnh nước này có hơn 2.600 người dương tính với SARS-CoV-2 và 19 ca tử vong. Các quan chức y tế Thụy Sĩ thừa nhận số ca nhiễm tăng nhanh đến mức họ thấy khó khăn trong việc cung cấp số liệu.

Quan chức y tế Pháp ngày 17-3 ghi nhận thêm 27 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 ở nước này lên 175 và 7.730 ca nhiễm trong bối cảnh nước này bắt đầu ngày phong tỏa đất nước đầu tiên để ngăn dịch bệnh lây lan.

Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với những người không phải công dân EU trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của SARS-CoV-2.

Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Montenegro Dusko Markovic ngày 17-3 thông báo nước này có 2 ca nhiễm đầu tiên, đánh dấu mốc dịch COVID-19 đã lan ra toàn châu Âu. Theo Reuters, bệnh nhân là 2 phụ nữ, một đến từ Mỹ và một đến từ Tây Ban Nha.

Bỉ cũng thông báo lệnh phong tỏa sẽ chính thức có hiệu lực từ 11 giờ ngày 18-3 đến ngày 5-4 nhằm hạn chế công dân ra khỏi nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Dịch COVID-19 ngày 18-3: Ý thêm 345 ca tử vong, Mỹ chạm mốc 100, dịch lan toàn châu Âu - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Mỹ chạm mốc 100 ca tử vong, Thổ Nhĩ Kỳ có ca tử vong đầu tiên

Hãng tin AFP cho biết số người chết vì COVID-19 tại Mỹ đã chạm mốc 100 người, nhiều nhất là tại bang Washington với 50 người chết.

Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, trong bối cảnh tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên cả nước lên tới 98 trường hợp. 

Theo Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù số ca nhiễm mới có dấu hiệu tăng nhanh, từ 47 lên 98 trường hợp chỉ trong 1 ngày, nhiều người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đang dần phục hồi.

Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố một loạt biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2 lây lan như hạn chế đi lại tới 20 nước, đóng cửa các trường học và trường đại học. Trước đó, giới chức nước này cũng đã quyết định ngừng các buổi cầu nguyện tại thánh đường Hồi giáo và đóng cửa khu vực công cộng, bao gồm rạp chiếu phim.

Hàn Quốc tăng nhiều, Trung Quốc tăng ca “nhập khẩu”

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 18-3 cho biết nước này có thêm 93 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 8.413.

Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 18-3 cho biết tính đến cuối ngày 17-3, Trung Quốc ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới, thấp hơn 21 ca của ngày trước đó, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 80.894.

Số ca tử vong tại Trung Quốc tăng 11 ca lên 3.237, tính đến cuối ngày 17-3.

Số ca COVID-19 “nhập khẩu” từ nước ngoài vào Trung Quốc là 155 ca tính đến 17-3, tăng 12 ca so với ngày trước đó, theo Reuters.

Argentina dừng toàn bộ giao thông công cộng liên tỉnh trong 5 ngày

Theo nhà chức trách, việc này nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân từ địa phương này sang địa phương khác trong kỳ nghỉ cuối tuần dài từ 21 đến 24-3. Lãnh đạo nhiều địa phương trên cả nước cũng kêu gọi người dân hạn chế tới các điểm du lịch trong thời điểm hiện tại cho dù phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế.

Cùng với đó, chính phủ Argentina cũng quyết định tăng trợ cấp cho người nghèo, người về hưu, không có việc làm và phụ nữ có bầu với mức 3.000 peso (khoảng 45 USD), trong đó có khoảng 5 triệu người về hưu, 4,3 triệu trẻ em thuộc hộ nghèo và 550.000 người không có việc làm.

Đến thời điểm này Argentina đã ghi nhận 65 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca tử vong. Chính phủ cũng đang chuẩn bị để đưa hàng nghìn công dân Argentina từ châu Âu và Mỹ về nước.

Ngày 17-3, Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Áñez thông báo nước này sẽ đóng cửa biên giới từ ngày 19-3 để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Các phương tiện giao thông đường bộ liên bang và liên tỉnh cũng sẽ bị hủy kể từ ngày 20-3. 

Chính quyền Bolivia cũng sẽ giảm giờ làm việc trên cả nước xuống còn 5 tiếng một ngày đối với cả các lĩnh vực công và tư. Chính phủ cũng áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như đóng cửa trường học, đại học và học viện tới ngày 31-3, cấm mọi hình thức lễ hội và các hoạt động giải trí cùng các cuộc hội họp có sự tham gia của hơn 100 người.

Tới thời điểm hiện tại, Bolivia ghi nhận 12 ca dương tính với SARS-Cov-2.

Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Mañalich cho biết số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này đã lên tới 201 người, tăng thêm 45 trường hợp so với trước đó 1 ngày. Nước này hiện đã đóng cửa biên giới, dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, các sự kiện thể thao có sự tham gia của đông người.

Tại Brazil, hãng hàng không GOL (lớn thứ hai Brazil) hủy tất cả các chuyến bay quốc tế do dịch COVID-19. Theo thống kê chính thức, Brazil đã ghi nhận hơn 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca tử vong.

Úc nâng cảnh báo đi lại lên mức cao nhất, vẫn mở cửa trường học 

Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 18-3 yêu cầu các công dân nước này không được đi nước ngoài khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp an ninh sinh học con người (human biosecurity emergency) và cấm tất cả việc hội họp không cần thiết trên 100 người. 

“Lời khuyên đi lại với mọi công dân Úc là ‘Đừng đi nước ngoài. Đừng đi du lịch nước ngoài” – ông Morrison nói. 

Tuy nhiên, Thủ tướng Úc vẫn cho rằng trường học nên tiếp tục mở cửa khi quốc gia này đang nỗ lực kiềm chế sự lây lan virus cho đến nay đã ảnh hưởng đến 425 người. Ông Morrison cũng tuyên bố các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo.

Dịch COVID-19 ngày 18-3: Ý thêm 345 ca tử vong, Mỹ chạm mốc 100, dịch lan toàn châu Âu - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Dịch COVID-19 ngày 18-3: Ý thêm 345 ca tử vong, Mỹ chạm mốc 100, dịch lan toàn châu Âu - Ảnh 4.