Máy thở là “khí cụ” hiệu quả nhất để cứu sống bệnh nhân khỏi tay “giặc” Covid-19 thời điểm hiện tại.
Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở – thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy , 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.
Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.
Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.
Đây là cách máy thở hoạt động
Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.
“Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.
Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:
Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.
Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.
Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.
“Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân”, bác sĩ Hill nói. “Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại”.
Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở
New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.
Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.
Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.
Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.
Tình hình ở các nước đang rất cấp bách
Hôm 27/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên tại tòa Bạch Ốc rằng Thủ tướng Anh vừa gọi điện cho ông, Boris Johnson chưa chào đã hỏi xin máy thở.
“Chúng tôi cần máy thở!”
Tổng thống Mỹ kể lại: Khi tôi vừa nói ‘bạn cảm thấy thế nào?’ – và điều đầu tiên mà Boris nói với tôi là ‘chúng tôi cần máy thở’.
“Tôi nói: wow, đó là một tuyên bố rất quan trọng!”
“Hy vọng ông ấy sẽ có thể trạng tốt.”
“Như các bạn đã biết”. Trump nói tiếp với các phóng viên – “Boris đã làm xét nghiệm, thật không may, ông ấy đã bị dương tính mất rồi, và đó là một điều khủng khiếp.”
“Nhưng ông ấy sẽ tốt thôi.”
“Tôi chắc rằng ông ấy sẽ hồi phục hoàn toàn”
Trump tuyên bố Mỹ sẽ sản xuất máy thở cho cả thế giới dùng!
“Giờ ai cũng cần máy thở. Italy cần máy thở. Tây Ban Nha cần máy thở. Đức cần máy thở. Họ đều gọi tôi yêu cầu cung cấp máy thở. Chúng tôi sẽ sản xuất rất nhiều máy thở và quan tâm tới nhu cầu của mình, nhưng cũng sẽ giúp các nước khác”.
Khi số bệnh nhân COVID-19 ở Hoa Kỳ lên tới 100.000 người, Trump cũng đã ban hành lệnh cung cấp nhiều thiết bị y tế, Tổng thống Mỹ yêu cầu công ti sản xuất xe hơi General Motors chuyển sang sản xuất hàng loạt máy thở cho bệnh nhân đang bị tấn công bởi những ‘con bọ’ chết người.
“Chúng tôi cần rất nhiều máy thở” – Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo khẳng định giống hệt Thủ tướng Anh.
Theo một kịch bản tồi tệ nhất, Andrew cho rằng tâm điểm dịch là thành phố New York sẽ phải cần đến 30.000 máyHiện nước Mỹ có khoảng 160.000 máy.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng nổ, các chuyên gia ước tính nước Mỹ có thể cần tới 740.000 chiếc. Giá ở Mỹ trung bình vào khoảng 50.000 đô la, tương đương 1,2 tỉ đồng tiền Việt.
Việt Nam công bố đại dịch trên toàn quốc.
Chúng ta may mắn cho đến giờ phút này, mới chỉ có 203 ca bệnh, so với Mỹ là 163.195 ca đang dẫn đầu thế giới. Hà Nội hiện có khoảng 260 máy thở vô cùng ít so với Mỹ. Bởi vậy, việc Chính phủ Việt Nam chuẩn bị công bố đại dịch trên toàn quốc, tôi cho là hợp lí; thậm chí chúng ta phải nâng cấp cao hơn nữa là ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, để công việc phòng chống được hiệu quả hơn.
Nếu dịch bùng phát chúng ta không kiếm đâu ra máy thở?
Trên Facebook có đăng tin, Giáo sư Trần Văn Thọ và Giáo sư Trần Ngọc Phúc sẽ tặng cho Hà Nội và Sài Gòn 2000 máy thở.
Một số người đã phát hiện ra sự bất thường của con số = 2000 x 1,2 = 2.400 tỉ đồng, đó là con số quá lớn, ngoài sức tưởng tượng.
Tỉ phú Elon Mush của Mỹ cũng chỉ có thể tặng 1000 máy.
Vậy 2 giáo sư người Việt, bằng cách nào để có thể tặng 2000 máy thở?
Cụ thể, chúng ta phải phân biệt 2 từ rất đơn giản, đó là MÁY THỞ khác với MÁY TRỢ THỞ.
Giáo sư Trần Ngọc Phúc sinh năm 1948 tại Huế, hiện đang sinh sống tại Nhật. Ông được coi là người phát minh ra máy hô hấp nhân tạo cao tần số (HFO) mang tên Hummingbird dành riêng cho cho trẻ sinh thiếu tháng.
MÁY TRỢ THỞ thì khác, hiểu nôm na là nó hỗ trợ cho việc thở tốt hơn, những người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể mua nó về đặt ở đầu giường, những trẻ nhỏ viêm phổi môi tim tím sẽ được bác sĩ chỉ định dùng sớm.
Qua một thư trả lời Facebooker, Giáo sư Trần Văn Thọ cho biết ông và Giáo sư Trần Ngọc Phúc chỉ hỗ trợ Việt Nam sản xuất máy trợ thở.
Nhắc lại: chỉ hỗ trợ sản xuất máy trợ thở
Cụ thể, Giáo sư Thọ cho biết trong thư, hai vị sẽ hỗ trợ đơn vị trong nước sản xuất 2000 máy trợ thở JFLO không xâm lấn, không đặt ống nội khí quản. Trong vòng 3 tháng tới số lượng sản xuất sẽ tăng lên 10.000 máy.
Máy trợ thở thì không đắt lắm, còn tùy từng loại, nhưng đã có thông tin một công ty của Israel rao bán sẵn sàng mang máy đến tận nhà nếu xảy ra đại dịch COVID-19.
Báo chí truyền hình có thể chưa hiểu rõ máy móc nên gây chút hiểu nhầm!
Việt Nam thập kỉ 70 trở lại trước, các bệnh viện không có máy thở, tất cả bệnh nhân mổ hoặc hồi sức nặng đều phải bóp bóng thủ công bằng tay. Sinh viên chúng tôi sau này đi trực, sợ nhất là bị phân công bóp bóng cho bệnh nhân nặng, ngồi cả ngày bóp bóng rất mỏi tay, mệt và nhàm chán.
Đến những năm 80, chiếc máy thở đầu tiên được trang bị để điều trị cho nhân dân, một bệnh viện lớn nhất ở Hà Nội tiếp nhận chiếc máy này, do CHDC Đức tài trợ. Trước đó, có một máy Liên Xô giúp đỡ cho Bệnh viện Việt Xô vào những năm 1960, máy này đã điều trị cho Bác Hồ những ngày bệnh cuối đời, về sau triển lãm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ngày ấy, các chuyên gia Đức sang hướng dẫn sử dụng máy cả tháng trời, hướng dẫn cực kì cẩn thận. Khi chuyên gia về nước, máy đưa trở lại phòng mổ nên phải rút dây nguồn để di chuyển.
Oái oăm thay, khi cắm dây nguồn máy để sử dụng, màn hình cứ tối om.
Tất cả các giáo sư tiến sĩ giỏi nhất ở trong nước được triệu tập gấp, đến để hội chẩn, cuối cùng mọi người thống nhất chiếc máy thở hiện đại nó phải có một cái công tắc mở, nhưng chịu chết không ai tìm thấy nó nằm ở đâu.
Ngày đó thời bao cấp, không có điện thoại tiện ích như giờ, cũng không email, càng không mạng xã hội. Bệnh viện đã phải viết một lá thư bằng bút mực lên tờ giấy học sinh, gửi sang nước bạn, thư đi mất 3 tháng, đợi trả lời mất 3 tháng, tổng số 6 tháng để giải đáp cho câu hỏi về cái công tắc bật máy ở đâu.
Chuyên gia Đức nói rằng công tắc tắt mở phải thò tay xuống gầm sát mặt đất.
Sở dĩ công tắc nằm ở cái chỗ oái oăm ấy, là bởi máy thở rất quan trọng với bệnh nhân, nhà sản xuất phải giấu nó kín đáo, vì nếu để tênh hênh ra, sẽ có người không biết sử dụng mà tò mò ấn một cái, máy ngừng chạy, bệnh nhân không thở được sẽ chết.
Nghĩa là máy thở rất quan trọng với bệnh nhân COVID-19! Và khác hoàn toàn so với máy trợ thở!
Theo Internet