Cao xương ngựa bạch có tác dụng có tác dụng bỗ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Ngoài tác dụng với sức khỏe nói chung, cao xương ngựa bạch còn có tác dụng điều trị đặc trưng với 1 số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương, bệnh tiểu đường, yếu sinh lý…

Thành phần Cao Xương Ngựa

Cao xương ngựa có chứa: 17 loại axit amin vô cùng quan trọng mà trong đó có 10 loại cơ thể không thể tự tổng hợp được đó là: Lyzine, Methionine, Argine, Histidine, Leucine, Isoleucine, Valine, Threonline, Trytophane, Phenylalamine.

Qua kiểm định hàm lượng các chất trong cao ngựa bạch thì protein là 70%, lipid là 2,6-7, canxi 192 – 1519mg%, phot pho 29 – 420mg%, nhất là 17 loại Amino acid, trong đó có cả những loại Amino acid không thể thay thế bằng thức ăn thông thường.

Đối tượng nên dùng & tác dụng cao ngựa

Phụ nữ có thai và cho con bú

Trong giai đoạn này có sự chuyển biến sinh lý người nữ trưởng thành, nên cần bổ sung nguồn đạm và acid amin cao hơn so với người bình thường, giúp cho sự phát triển của đứa con từ lúc mang thai cho đến lúc chào đời (tránh trường hợp sản phụ bị biến chứng tiền sản như: huyết áp cao và có albumin trong nước tiểu).

Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi và thiếu niên tuổi dậy thì

Đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh, hay ăn chóng lớn, nhằm bổ sung nguồn đạm và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể.

Người trưởng thành trong giai đoạn phục hồi bệnh

Rút ngắn thời gian trở lại bình thường, người suy dinh dưỡng, loãng xương và thiếu hụt canxi, hỗ trợ bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, chữa các bệnh yếu sinh lý.

Các vận động viên

Các vận động viên cần một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng (3.000 – 6.000 calo/ngày). Với cao ngựa, độ đạm 80% sẽ giúp vận động viên đỡ phải ăn quá nhiều, vừa đỡ nặng bụng khi tập luyện, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa đạt hiệu quả cao hơn.

Người lớn tuổi:

Ở người lớn tuổi, các vị giác và xúc giác không nhạy nên ăn uống thường kém ngon. Về nhu cầu đạm: do khả năng tiêu hóa, hấp thu và tổng hợp chất đạm ở người cao tuổi kém, nên sẽ xảy ra tình trạng thiếu đạm, vì vậy dùng cao xương ngựa với hàm lượng đạm cao sẽ đáp ứng tốt nhu cầu cơ thể.

Giảm cân

Người béo phì hay dư cân thường có tâm lý nghĩ tới “nhịn ăn” hay “ăn kiêng”. Thực ra nếu áp dụng đúng cách, thì nên chia thành các bữa ăn nhỏ, chứa ít năng lượng, tạo cân bằng mới giữa Protein, chất béo và Cacbonhydrat. Trong trường hợp này, Protein cô đặc như cao xương ngựa, kết hợp với giảm chất béo và bột đường sẽ nhanh chóng đạt được số cân lý tưởng.

Ngoài ra, Đông y cổ truyền còn xem cao ngựa bạch như là một vị thuốc để chữa trị các chứng sau :

  • Cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy.
  • Trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn.
  • Cao còn để dùng chữa bệnh loãng xương, đau nhức gân xương.
  • Táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ

Cách sử dụng cao ngựa

  • Ngày dùng 2 – 4 lần, mỗi lần khoảng 5g tùy theo đối tượng sử dụng.
  • Cách chế biến: Thái cao thành miếng mỏng, ngâm vào cháo nóng hay nước nóng trên 800C, để nguội, có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 – 15 phút rồi lấy ra ăn trước bữa cơm 10 phút (tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng, trước điểm tâm).
  • Có thể xắt lát mỏng 100g cao ngâm trong 1 lít rượu 400 cho tan đều, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ khoảng 20ml (khoảng 5g cao) trước 2 bữa ăn chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Bộ Y Tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Wikipedia Tiếng Việt
Báo Sức Khỏe Đời Sống – Bộ Y Tế