Đang ở thời điểm giao mùa, thời tiết biến đổi thất thường, có những ngày lạnh, ngày mưa nắng rất khó chịu. Đây chính là nguyên nhân chính khiến nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp mà thường gặp nhất là cảm lạnh (hay còn gọi là sổ mũi hoặc hội chứng giả cúm) , và bệnh cúm (hay dân gian còn gọi là bệnh cúm).

Bệnh cúm và cảm lạnh đều là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu tác động trên đường hô hấp trên và cũng lây lan qua đường hô hấp. Virut cúm thuộc họ Ortho myxo viride trong đó bao gồm rất nhiều chủng và các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trong khi đó có hơn 200 chủng virus liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh; và chủng Rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm từ 30-80%. Nhìn chung các triệu chứng ở bệnh cúm nặng nề hơn, cường độ cao hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

I. Triệu chứng:

Khi bạn bắt đầu nhận thấy những triệu chứng như hắt hơi, ho, đau nhức, sốt, đau mỏi cơ. Làm sao để biết liệu rằng bạn đang bị cảm lạnh hay bệnh cúm?

Hãy thử làm quiz dưới đây để xem liệu rằng bạn có phân biệt đúng cảm lạnh và bệnh cúm hay chưa??

QUIZ: Cold vs Flu – Phân biệt Cảm lạnh và Bệnh cúm

Triệu chứng Cảm lạnh Bệnh cúm
Sốt Thi thoảng, thường nhẹ Thường xuyên.Sốt cao 38-39oc, đôi khi cao hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
Đau đầu Thi thoảng Phổ biến
Đau nhức Mức độ nhẹ Phổ biến, và thường trầm trọng hơn
Mệt mỏi rã rời Đôi khi Thường xuyên, kéo dài từ 2-3 tuần
Kiệt sức Không có Thường xuyên, xuất hện ở giai đoạn đầu.
Ngạt mũi Phổ biến Đôi khi
Hắt hơi Thường xuyên Đôi khi
Đau họng Phổ biến Đôi khi
Tức ngực, ho Nhẹ đến vừa, ho khan Phổ biến, và có thể trở nên trầm trọng.
Biến chứng Nghẹt mũi ,viêm tai giữa Viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, và có thể đe dọa đến tính mạng.

Chi tiết hơn bạn có thể vào đây:

 

II.Phòng bệnh:

Khi nói đến cảm lạnh và bệnh cúm, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

Trong khoảng thời gian từ cuối mùa thu đến xuyên suốt mùa đông, gần như mọi người đều thích giam mình trong nhà, thường nhiều lần chia sẻ chung không gian với người khác mà người đó có thể bị hắt hơi và ngạt mũi. Bạn có thể không hoàn toàn có khả năng chống lại virus bệnh cúm và cảm lạnh trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên nếu bạn có những thói quen vệ sinh tốt và cẩn thận trong việc phòng tránh bệnh, bạn có thể thoát khỏi sự tấn công của cảm lạnh và bệnh cúm.

1.Rửa tay đúng cách và thường xuyên

Rửa tay đúng cách, thường xuyên là một trong những cách hiêu quả và đơn giản nhất để ngăn ngừa virus bệnh cúm và cảm lạnh. “ Hãy rửa tay nhiều lần, khuyến khích những người xung quanh cũng làm như mình”. Nacy Elder, bác sĩ y khoa, giảng viên đại học và là giám đốc của phòng nghiên cứu” sức khỏe gia đình và cộng đồng” tại đại học Cincinati ở Ohio.”Nó sẽ giúp bạn loại bỏ gần như hoàn toàn virus bệnh cúm và cảm lạnh mà bạn mang từ những nắm tay cửa, cầu thang (nới tập trung nhiều mầm bệnh), làm chúng không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của bạn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh rửa tay thường xuyên thì ít bị cảm lạnh và bệnh cúm.

Đây là cách rửa tay đúng mà bạn nên thực hiện theo.

Video hướng dẫn rửa tay đúng cách

 


2. Bàn tay và những thói quen nguy hại

Bạn thích thưởng thức món ăn với những ngón tay hay có thói quen cắn món tay mỗi khi rảnh rỗi hay suy nghĩ, bạn có biết bạn đang tự dẫn đường cho con virus qua đường miệng xâm nhập vào cơ thể của bạn.

Để ngăn ngừa sự tấn công của chúng, “ hãy giữ bàn tay của bạn không chạm lên mắt, mũi, và miệng ”, là lời khuyên từ bác sĩ Elder. Bạn cũng nên khuyến khích những người xung quanh làm vậy để ngăn cản sự lây lan của các virus này.

3. Làm sạch bề mặt các đồ dùng

Không bắt tay với người ốm là cách phổ biến để ngăn chặn sự tấn công của virus, nhưng đó chỉ là một trong nhiều tiếp xúc tiềm ẩn sự lây truyền bệnh cúm, cảm lạnh.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy virus cúm có ở 50% diện tích bề mặt trong một căn phòng. Vậy với những dụng cụ vệ sinh thân thiết, hãy bỏ ra một chút thời gian để lau dọn văn phòng và căn nhà của bạn, làm sạch các công tắc điện, nắm tay cửa, điện thoại, máy tính và điều khiển tivi là những vùng có thể tồn tại nhiều mầm bệnh. Hạn chế tối thiểu sự xuất hiện của virus có thể giúp phòng chống cảm lạnh và bệnh cúm hiệu quả.

4. Uống nhiều nước

Theo nhiều cơ chế khác nhau, uống nhiều nước có lợi cho hệ thống miễn dịch. Nước là yếu tố cần thiết để sản xuất bạch huyết , giúp đưa oxy vào máu,… nâng cao hiệu quả hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy cung cấp đủ nước cho cơ thể là một cách nâng cao hệ thông miễn dịch, giúp cơ thể chiến đấu với sự tấn công của virus. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (40ml/1kg).

5. Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng

Tập thể dục không chỉ khiến bạn cảm thấy sảng khoái, cải thiện vóc dáng mà còn giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng khả năng phòng ngừa với virus, vi khuẩn.

Việc giữ được vóc dáng cân đối là một yếu tố quan trọng để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt đối với phòng chòng chống 2 loại virus gây bệnh trên. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những người thừa cân và béo phì có khả năng ốm và chấn thương cao hơn, và các nhà nghiên cứu cũng khẳng định chỉ số BMI cao (BMI>25) là dấu hiệu tang nguy cơ về chấn thương và bệnh tật. (Công thức tính BMI= Cân nặng( kg)/ chiều cao bình phương (m))

6. Probiotics ( men sống )

Probiotics ( có nhiều trong sữa chua) là một lợi khuẩn có khả năng cạnh tranh chất dinh dưỡng với các vi sinh vật gây bệnh, có thể duy trì trạng thái cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây chỉ ra việc cung cấp probiotics giúp duy trì sức khỏe và giảm tác động của các vấn đề về nhiễm trùng đường hô hấp (như cảm lạnh, bệnh cúm). Hãy bổ sung các thực phẩm chứa probiotics (sữa chua, pho mát) vào bữa ăn để phòng ngừa cảm lạnh và bệnh cúm.

7. Mang bên mình một lọ gel rửa tay

Không phải lúc nào cũng có bồn rửa tay ở gần khi bạn cần, nên hãy mang bên mình một lọ gel rửa tay để có thể loại bỏ các vi sinh vật khỏi tay bạn mọi lúc mọi nơi. Dùng gel rửa tay để khử trùng giúp giảm sự tác động của các vi sinh vật tấn công đường hô hấp. Đó là một ý tưởng hay nhằm ngăn ngừa virus bệnh cúm và cảm lạnh.

 

 

8.Chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chiến đấu sự tấn công của virus bệnh cúm và cảm lạnh. “ Hoa quả, rau củ, protein ít béo và carbohydrat phức hợp là những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn”. Lời khuyên từ Elder.

9.  Có giấc ngủ sâu và đủ giấc

Những giấc ngủ ngon giấc mỗi đêm thay vì thức hàng giờ suốt cả buổi chiều dài tại văn phòng đem nhiều lợi ích tuyệt vời hơn. Có một giấc ngủ đủ và sâu là điều kiện thiết yếu để hệ miễn dịch khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng của nó. Ngược lại, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ sâu đồng nghĩa với việc chức hệ miễn dịch trở nên suy yếu, trì trệ. Do vậy, hãy ngủ đủ giấc để ngăn chặn sự tấn công của virus đối với cơ thể của bạn, phòng chống bệnh cúm, cảm lạnh.

10. Vaccin bệnh cúm

Tiêm vaccin bệnh cúm theo mùa là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ bạn trước sự gia tăng của virus mỗi năm. Ở người lớn khỏe mạnh, vaccin bệnh cúm có thể giảm khả năng gây bệnh của virus bệnh cúm từ 70-90%. Tuy nhiên, vaccin bệnh cúm không thực sự hiệu quả với mọi đối tượng. Dẫu sao, trong trường hợp bạn đã tiêm vaccin bệnh cúm và vẫn mắc virus cúm, nó có thể giúp tình trạng bệnh bớt trầm trọng và rút ngắn quá trình bệnh .

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn: WebmdCdc.gov

Người dịch Trần Văn Hưng

Xem thêm Phân biệt cảm lạnh và bệnh cúm. Phần 2: Điều trị